Phim điện ảnh Bố Già – Gà trống nuôi con tưởng không có gì mới nhưng đặc biệt nhất màn ảnh Việt

Bố già của Trấn Thành dường như đã làm tốt gần như tất cả các khâu liên quan đến bộ phim và hơn hết là cực khó là nó đã thể hiện được đúng phong cách của tác giả bộ phim. Dù chỉ với một tác phẩm đầu tay nhưng Bố già đã thể hiện chất riêng của Trấn Thành qua những câu thoại hài hước, độc đáo, những cảm xúc đời thường và vô cùng gần gũi được thể hiện qua góc nhìn của anh. vừa chân thực, vừa ấm áp cùng hệ thống nhân vật thú vị đa dạng, nhiều màu sắc. Bộ phim đã tạo nên cơn sốt trên diện rộng, nhận được vô số lời khen ngợi và cả những giọt nước mắt. Hãy cùng chúng tôi điểm qua phim điện ảnh Bố Già của Trấn Thành đang hot ngoài rạp trong bài viết.

Một phiên bản Bố Già hoàn toàn mới, xóa ký ức về web drama

Vào vai người cha cật lực kiếm tiền mưu sinh nhưng bị con trai hiểu lầm. Trấn Thành khiến cảm xúc người xem thăng hoa suốt hơn 2 tiếng của phim Bố già.

Diễn viên trong phim
Trấn Thành trong vai Ba Sang, bên diễn viên nhí Ngân Chi, vai Bù Tọt

Phim do Trấn Thành đóng vai chính, sản xuất, biên kịch và đồng đạo diễn với Vũ Ngọc Đãng. Đang ra mắt khán giả ở một số suất chiếu sớm từ ngày 5/3. Đây là tác phẩm dựa trên web drama cùng tên của anh năm 2019. Nhưng phim có cốt truyện và tuyến nhân vật khác hẳn bản gốc.

Trấn Thành xuất thân là diễn viên hài, việc anh thể hiện được những “mảng miếng” gây cười là điều không ai có thể bàn cãi tuy nhiên ở Bố Già, anh mang đến nhiều nước mắt hơn là những nụ cười “đại trà”. Khoảnh khắc Ba Sang lẳng lặng đến nhà chị Hai Giàu bán đi ngôi nhà mình nhất mực yêu thương, hay âm thầm rời đi để tìm cuộc sống yên ổn nơi cửa phật khán giả bồi hồi theo.

Không cần những nút thắt bất ngờ

Phim kể về Ba Sang (Trấn Thành đóng), một người đàn ông làm đủ nghề để mưu sinh. Ông có 2 người con là Quắn (Tuấn Trần) và Bù Tọt (Ngân Chi). Sống trong một xóm lao động nghèo. Những mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh khi Ba Sang. Và con trai có những quan điểm khác biệt giữa 2 thế hệ.

Phim không sở hữu một cốt truyện kịch tính, với những nút thắt bất ngờ. Thay vào đó, phim hướng đến chất đời thường, dung dị. Gần gũi thông qua những tình huống dễ bắt gặp trong đời sống. 30 phút đầu của phim, đạo diễn chủ yếu giới thiệu các nhân vật để khán giả định hình về tính cách.

Trấn Thành: Đi đến trái tim khán giả bằng những gì “đời thường” nhất

Ba Sang là một người sống tiết kiệm ngay chính với người thân trong nhà. Nhưng lại chấp nhận trả tiền nợ thay cho một người họ hàng vì tình thâm nghĩa trọng. Trong khi đó, Quắn đại diện cho lớp thanh niên thích tìm tòi. Không chịu đựng những ràng buộc, lề thói do gia đình. Sự bất đồng ngày càng lớn khi Quắn không chấp nhận cách cha anh luôn nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt về mình để khỏi mất lòng họ hàng.

Lời thoại mang đậm hơi thở cuộc sống là điểm cộng đầu tiên của phim. Khác với nhiều bộ phim Việt cùng đề tài gia đình gần đây, Bố già được viết với phần thoại bình dị, cô đọng. Ở nhiều phân đoạn, chẳng hạn Ba Sang và con trai cãi nhau trong bữa cơm, dù chỉ là màn tranh luận kéo dài nhiều phút nhưng vẫn khiến người xem không rời mắt.

Bố Già
Ba Sang không chỉ là ông bố phiền phức, nhiều lý lẽ, bao đồng, mà còn là ông bố yêu thương con hết mực và âm thầm dành cả đời vun vén cho con

Trấn Thành chứng tỏ tài nghệ biên kịch khi sử dụng nhiều câu thoại gây hài theo lối chơi chữ, “đối đáp lượm liền”, khiến khán giả bật cười rồi phải suy ngẫm. Càng về cuối phim, phần thoại càng đi sâu vào tâm lý nhân vật với những câu nói chân tình. Trong một phân đoạn, biên kịch mạnh tay sử dụng một câu chửi thề, tiếp sau đó là lời giãi bày trong nước mắt của nhân vật: “Đ.M, nhưng ba thương con mà”. Nhiều khán giả rơi nước mắt ở những phân đoạn như thế này.

Là linh hồn của phim, diễn xuất của Trấn Thành khơi gợi cảm xúc người xem

Phần diễn xuất chắc tay của dàn diễn viên kỳ cựu tạo nên sức hấp dẫn. So với nhiều tác phẩm điện ảnh hoặc sân khấu trước đó, Trấn Thành chọn lối diễn có nhịp độ nhẹ nhàng hơn, bớt ồn ào và cường điệu. Đôi lúc, anh đứng sau, làm nền cho các nhân vật trong khu xóm – được thể hiện bởi NSND Ngọc Giàu, Lê Giang, Lan Phương, La Thành… Tuy vậy, ở những đoạn cần tỏa sáng, anh vẫn chứng tỏ sức diễn của 1 nghệ sĩ lâu năm.

Ba Sang của Trấn Thành tạo được sự đồng cảm với người xem bởi cái miệng méo xệch khi khóc không ra tiếng, ánh mắt chất chứa nỗi khổ khó tỏ bày. Càng về cuối, khi một biến cố lớn xảy đến, nhân vật này lấy được nước mắt người xem với hành động chứng tỏ tình phụ tử, sẵn sàng hy sinh vì con.

Ba Sang tạo thiện cảm với khán giả khi xuất hiện trong dáng vẻ khắc khổ, lái xe Dream cà tàng đi chở hàng thuê. Anh dễ dàng lấy tiếng cười ở các đoạn Ba Sang trêu ghẹo. Nói móc hàng xóm, người thân. Ở cảnh bi – như đoạn bị con mắng nhiếc “Ba hết thuốc chữa rồi”. Diễn viên khắc họa nỗi khổ tâm khó nói của nhân vật bằng đôi mắt ầng ậng nước. Ở một cảnh cao trào của phim, khi Ba Sang không chịu thỏa hiệp với con trai, ông bật khóc và văng tục: “Vì ba thương con mà”. Trong buổi công chiếu hôm 4/3 tại TP HCM, phân cảnh khiến nhiều người khóc.

Tuấn Trần diễn xuất bức phá trong phim Bố Già

Bất ngờ lớn nhất thuộc về Tuấn Trần. Từng tham gia bản web-drama, vai của anh khi ấy chỉ là tuyến phụ. Đến phim mới, Quắn được nâng thành nhân vật chính, đối trọng Ba Sang. Trong mắt Ba Sang và họ hàng, Quắn là cậu con trai ngỗ ngược. Vô công rồi nghề, thờ ơ với gia đình. Tuấn Trần diễn tròn trịa trong những cảnh khắc họa tính cách ban đầu của nhân vật, và tỏa sáng ở nửa sau phim.

Phim Bố Già
Bộ phim “Bố Già” đã giúp Trấn Thành khẳng định được tài năng của mình và cũng đưa tên tuổi những diễn viên trẻ như Tuấn Trần vụt sáng

So với Trấn Thành, Tuấn Trần – vai thứ chính – là một đối trọng xứng tầm. Diễn viên sinh năm 1992 thể hiện lực diễn đáng nể khi vào vai cậu con trai thương cha, nhưng không biết cách giãi bày. Ở nửa đầu của phim, anh diễn vừa vặn trong các cảnh Quắn bất mãn với cách sống của cha, dọn ra ngoài ở… Nửa sau, khi anh biết chuyện không hay xảy đến với cha mình. Lối diễn của Tuấn Trần truyền tải trọn vẹn những phức tạp trong nội tâm nhân vật. Anh cũng có trường đoạn diễn tay đôi với Trấn Thành, khi cha con Ba Sang cãi nhau trong cuộc họp gia đình. Tuấn Trần có những nhấn nhá, biểu cảm vừa đủ để gợi cảm xúc mà không bị sân khấu hóa.

Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của các diễn viên còn lại thể hiện khá tròn vai

Dàn diễn viên còn lại thể hiện khá tròn trịa. Lê Giang vào vai người phụ nữ thầm thương Ba Sang nhưng thường bị ông cự tuyệt vì mặc cảm gia cảnh. NSND Ngọc Giàu đóng vai chị của Ba Sang (bà Giàu). Người luôn đặt chuyện tiền bạc lên trên hết nhưng khi em trai gặp chuyện vẫn sẵn lòng giúp đỡ. Lan Phương gây hài với vai cô vợ đanh đá. Thường xuyên gắt gỏng với anh chồng nhu nhược (Hoàng Mèo đóng). Những tên tuổi khác dù xuất hiện ít như NSND Việt Anh, người mẫu Minh Tú… cũng tạo được những nhấn nhá cần thiết cho tác phẩm.

Vẫn còn nhiều điểm hạn chế của phim Bố Già

Dù vậy, phim vẫn còn mắc vài lỗi về kịch bản. Ví dụ chuyện Quắn nổi tiếng chỉ sau thời gian rất ngắn làm YouTuber. Có phần hơi phi lý. Sự cố gặp lùm xùm (scandal) của nhân vật này cũng khiến phim có thêm các tình tiết lạc lõng. Làm ảnh hưởng mạch chuyện chung. Nhiều câu thoại của phim vẫn còn “sến”. Chưa thoát khỏi cách diễn đạt sáo mòn của phim truyện Việt. Dù hơn 2 tiếng với nhiều cảm xúc. Nhưng do ít tình huống đủ kịch tính, nhiều người xem có thể thấy phim hơn lê thê.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *