Burberry là họa tiết kinh điển của thời đại xuất hiện vào năm 2000 được xem là linh hồn của thời trang nước Anh. Tuy nhiên có một khoảng thời gian nó hầu như biến mất khỏi làng thời trang và được ví là họa tiết được đạo nhái nhiều nhất trên thế giới. Chúng ta có thể bắt gặp nó ở những khu chợ đầu mối hay chợ đêm. Điều này làm cho thương hiệu mất đi tính độc quyền của mình. Nhưng nó đã ghi dấu ấn ở sự trở lại vào năm 2018 với bộ sưu tập Xuân Hè với phong cách mạnh mẽ và trẻ trung.
Mục Lục
Từng biểu tượng cho sự giàu có
Gucci. Balenciaga. Vetements. Off-White… Đó là những cái tên đã xưng vương xưng bá suốt vài năm qua, tạo “hype” khắp toàn cầu. Và chẳng ai đoái hoài đến Burberry – nhà mốt vốn được xem như linh hồn của thời trang Anh Quốc, một trong những trụ cột chính của ngành may mặc thế giới.
Từng là biểu tượng của sự giàu có, họa tiết caro Burberry bỗng gần như biến mất khỏi thị trường một thời gian dài. Ngày 27/8 kỷ niệm 186 năm ngày sinh Thomas Burberry – cha đẻ các thiết kế thời trang kinh điển. Một trong số sáng tạo gắn liền tên tuổi ông là họa tiết caro nova – kẻ sọc vuông với bốn màu cơ bản be, đen, đỏ, trắng.
Nguyên do khiến Burberry có thời kỳ lùi dần vào dĩ vãng là bởi, họa tiết kinh điển của nhà mốt này trở thành thứ văn hóa bị đạo nhái nhiều nhất thế giới. Đến mức, năm 2013, Burberry còn mất cả tính độc quyền đối với họa tiết này tại Trung Quốc, nơi tiêu thụ hàng hiệu lớn nhất thế giới, với lý do không thể chán đời hơn từ cơ quan quản lý thương hiệu của nước này: không sử dụng họa tiết một cách THƯỜNG XUYÊN.
Thế là từ một biểu tượng kinh điển của văn hóa Anh Quốc, bóng dáng Burberry xuất hiện nhan nhản tại các khu chợ đầu mối, chợ đêm, quán xá vỉa hè… và hệ quả không thể tránh khỏi là giới thời trang cho rằng họa tiết Burberry đã trở nên “kém sang”, chẳng nên sử dụng nữa.
Hành trình thăng trầm
Caro nova trải qua hành trình chinh phục làng mốt đầy thăng trầm. Họa tiết được giới thiệu và đăng ký bản quyền năm 1924, khi Thomas Burberry mong muốn một thiết kế “tươi sáng nhưng phải thật mạnh mẽ”. Dựa trên vải tartan của người Scotland, ông thiết kế những sọc đỏ, trắng, đen trên nền màu be, tạo ra họa tiết đơn giản, thanh lịch. Giai đoạn này, vải caro nova được dùng làm lớp lót của trench coat Burberry – món đồ “làm mưa làm gió” giới thời trang và điện ảnh.
Tồn tại âm thầm bên trong trench coat, gần một nửa thập kỷ sau, caro nova mới tình cờ trở thành biểu tượng của hãng mốt Anh. Năm 1967, một quản lý cửa hàng tại Paris muốn thêm điểm nhấn khi trưng bày những mẫu áo khoác dạ. Người này bẻ một số cổ áo, làm lộ lớp lót trong, gây ấn tượng mạnh. Giới mộ điệu bắt đầu săn đón thiết kế Burberry có họa tiết kẻ caro đặc trưng. Cửa hàng sản xuất thêm khăn len cashmere caro và nhanh chóng bán hết. Trong suốt những năm 1970, 1980, caro Burberry phổ biến trong giới thượng lưu, hoàng gia Anh và trở thành biểu tượng cho địa vị, quyền lực.
Theo Vogue, trong những năm 1990, caro Burberry được xem là một phần văn hóa đại chúng. Ngày càng nhiều ngôi sao nhạc pop, ca sĩ opera, người nổi tiếng diện họa tiết này. Trong một chiến dịch quảng cáo năm 2000 tái hiện đám cưới Kate Moss với hôn phu Jamie Hince, siêu mẫu lẫn khách mời đều mặc đồ in caro Burberry. Hình ảnh này gây tiếng vang khắp giới mộ điệu Anh và Mỹ.
Được xem là họa tiết được làm nhái nhiều nhất thế giới
Tuy nhiên, họa tiết kinh điển trở nên bão hòa đầu thập niên 2000, khi bị sử dụng ồ ạt trên mọi vật dụng như ô, vali, mũ, xe đẩy trẻ em… Theo Guardian, caro nova bỗng chốc gắn liền với tầng lớp lao động ở Anh, trở thành họa tiết được làm nhái nhiều nhất thế giới. Những món đồ kẻ được bán tràn lan trên đường phố với giá rẻ cùng hình ảnh nhếch nhác. Nhiều tờ báo lá cải gắn hình ảnh caro Burberry với “chav” – thuật ngữ miệt thị, ám chỉ những thanh thiếu niên côn đồ chống xã hội, vô văn hóa tại quốc gia này. Các chav đặc trưng bởi đồ thể thao, hip-hop nhái đồ hiệu, đeo nhiều trang sức. Họ thường đội mũ caro nova để mỉa mai giới quý tộc bảo thủ Anh – những fan ruột của Burberry.
Tờ Guardian nhận xét khoảnh khắc diễn viên truyền hình Daniella Westbrook. Khi đó đang chịu tai tiếng bởi scandal lạm dụng ma túy . Xuất hiện khắp các mặt báo năm 2002 đẩy thêm hiệu ứng tiêu cực cho Burberry. Trong ảnh, Westbrook mặc váy ngắn, cầm ví và đẩy xe đẩy trang trí caro. Con gái nhỏ của cô cũng mặc váy đồng họa tiết với mẹ. Nhiều người liên tưởng hình ảnh Westbrook với tầng lớp chav nổi loạn, phá phách. Nhiều quán rượu, câu lạc bộ đã cấm người mặc đồ caro Burberry. Bởi lo lắng đó là những kẻ côn đồ, gây rối. Khi xuất bản cuốn Chavs: The Demonization of the Working Class (Chavs: Mối nguy hại của tầng lớp lao động).
Ghi dấu ấn mạnh mẽ vào 2018
Sự việc khiến các cửa hàng bách hóa lớn, xa xỉ. Như Harvey Nichols, Harrods và Selfridges dừng bán đồ Burberry một thời gian dài. Đến năm 2004, chỉ còn 5% lượng trang phục của hãng xuất hiện họa tiết kẻ trong khi con số trước kia là 20%. Thương hiệu gần như ngừng hoặc rất hiếm khi sản xuất quần áo, phụ kiện caro trong 15 năm.
Manh nha trở lại vào năm 2017, nhưng phải đến năm 2018. Caro nova mới ghi dấu ấn mạnh mẽ trong bộ sưu tập Xuân Hè 2018. Các thiết kế là những sáng tạo cuối cùng của Christopher Bailey. Trước khi chia tay Burberry sau 17 năm gắn bó. Dàn người mẫu catwalk với phong cách đường phố bụi bặm. Họa tiết kẻ xuất hiện trên mũ lưỡi trai, áo bóng chày, tất chân… Show diễn nhận được phản hồi tích cực của làng mốt. Nhà mốt Anh đang trở lại đường đua với phong cách trẻ trung, thú vị hơn. Dưới trướng nhà thiết kế mới – Riccardo Tisci. Giờ đây ngoài caro nova, Burberry có thêm họa tiết monogram với hai chữ T, B lồng vào nhau.