Phim điện ảnh Cậu Vàng – Bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm văn học

Cậu Vàng là bộ phim gây bão ngay từ ngày công bố dự án bởi những lùm xùm quanh việc cho chó Shiba của Nhật đóng vai chính. Tương tự như truyện ngắn, nội dung Cậu Vàng vẫn xoay quanh Lão Hạc (Mặc Liên) và chú chó tên Vàng do con trai lão là Cò (Doãn Hoàng) để lại sau khi vào Nam làm phu cao su. Anh bỏ đi vì cãi nhau với Lý Cường (Will) và muốn kiếm đủ tiền chuộc người yêu Cải (Bích Ngọc) – người phải làm quản gia cho Bá Kiến (NSƯT Hữu Châu) vì thiếu món nợ. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những chi tiết khiến tác phẩm Cậu Vàng được khán giả yêu thích trong bài viết dưới đây.

Cậu Vàng – Dự án đầy tâm huyết của đạo diễn Trần Vũ Thủy đã chính thức ra mắt công chúng

Nhân kỷ niệm ngày sinh của cố nhà văn Nam Cao (29/10). “Cậu Vàng” được lấy cảm hứng từ những tác phẩm văn học của nhà văn Nam Cao. Phim điện ảnh đầu tiên của Việt Nam lấy một chú chó làm một trong những nhân vật trung tâm. Là linh hồn của câu chuyện và cũng chính là điểm kết nối với những nhân vật khác. “Cậu Vàng” do chính cố NSND Bùi Cường – người được biết đến với vai diễn Chí Phèo. Trong bộ phim kinh điển “Làng Vũ Đại ngày ấy”- chắp bút. Nhằm tưởng nhớ, tri ân cố nhà văn Nam Cao. Và dự án điện ảnh “Cậu Vàng” cũng chính là tâm nguyện lúc cuối đời của cố NSND Bùi Cường.

Cậu Vàng
Hình ảnh Lão Hạc và cậu Vàng trong phim

Bộ phim có sự tham gia với dàn diễn viên nổi bật của hai miền Bắc – Nam

NS Viết Liên (vai Lão Hạc), NSƯT Hữu Châu (vai Bá Kiến). NSƯT Chiều Xuân (vợ cả Bá Kiến), Khánh Huyền (vợ hai Bá Kiến), Băng Di (vợ ba Bá Kiến). Will (Lý Cường, con trai Bá Kiến), Trần Lê Nam (giáo Thứ), Trần Doãn Hoàng (Cò, con trai Lão Hạc), Bích Ngọc (Cải, người yêu Cò). Thanh Hoa (vợ giáo Thứ), Thanh Bình (Lê Văn), Chiến Thắng (Thầy Hoàng). Và khởi quay vào tháng 9/2019.

Truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao khắc họa hình ảnh khốn khổ. Đói ăn, tủi nhục của người nông dân trong giai đoạn nửa thực dân, nửa phong kiến. “Lão Hạc” là một bức tranh u ám. Cái chết đau đớn bằng bả chó của lão Hạc khiến người đọc không khỏi xót xa cho cảnh cùng khổ của người dân Việt Nam lúc bấy giờ.

Điểm nhấn của Cậu Vàng chính việc tái hiện hình ảnh làng quê Bắc Bộ vào thập niên 1930-1940

Cánh đồng lúa bạt ngàn bên con sông uốn lượn hay lũy tre làng. Cùng những căn nhà lá lụp xụp đúng như trong tưởng tượng của nhiều người khi đọc những câu văn của Nam Cao. Ê-kíp chủ động dùng tông màu sáng và nhiều góc quay toàn cảnh để tôn vinh vẻ đẹp của nước nhà. Tuy nhiên, hình ảnh mở màn “Cậu Vàng” được hé lộ. Với khán giả lại đối lập hoàn toàn khi tạo ra một bức tranh đầy màu sắc. Sinh động với chú chó nhỏ đang rong chơi trên cánh đồng hoa cải. Và vẫn là hình ảnh Lão Hạc, cậu con trai Cò đơm cá trên đồng.

Cậu Vàng
Khung cảnh vùng quê Bắc bộ hiện ra trong phim Cậu Vàng đẹp đến nao lòng

Hai con người cùng con vật ấy lại “ung dung tự tại”. Thỏa mãn trong cái nghèo khi chốc lại quăng cho cậu Vàng chú cá ngon để “ngoặm” chơi. Cuối clip, cậu Vàng được lão Hạc xoa đầu khen ngợi. Cò kéo Vàng đi bằng chiếc mo cau – một hình ảnh đầy chân quê, gợi lên những kỷ niệm mà bất kỳ đứa trẻ nông thôn nào cũng trải qua. Hình ảnh Lão Hạc, Cò và Cậu Vàng trên cánh đồng mang đến một hình ảnh gia đình ấm cúng, tràn đầy niềm vui vượt lên những những nghèo đói, khó khăn của cuộc sống lúc bấy giờ. Cú lia máy ở cuối clip tạo ra không gian rộng lớn nhưng không khiến người xem cảm thấy sự cô đơn, lạc lõng mà là tràn đầy niềm yêu thương.

Cậu Vàng – Vẫn giữ được hồn văn học của cố nhà văn Nam Cao

Ngay từ khâu kịch bản, cố NSND Bùi Cường đã dùng hơi thở hiện đại. góc nhìn điện ảnh của xã hội mới tạo ra các nhân vật trong “Cậu Vàng” nhưng vẫn giữ cái hồn văn học đã làm nên tên tuổi của cố nhà văn Nam Cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *