Hành trình chạm tấm HCB Paralympic Tokyo đầy nghị lực của Lê Văn Công

Đoàn thể thao khuyết tật Việt Nam đã có thành tích vượt ngoài dự tính khi lực sĩ Lê Văn Công xuất sắc giành huân chương bạc ở nội dung cử tạ hạng cử tạ tại Paralympic Tokyo. Đây được coi là thành tích tốt nhất trong lịch sử tham dự Paralympic của Việt Nam. Thành tích này không những thể hiện tầm vóc thể thao Việt Nam mà còn giúp khích lệ ý chí, nghị lực của các vận động viên khuyết tật. Cũng giống như bao vận động viên khác, Lê Văn Công cũng từng có thời gian chùn bước trước sự nghiệp thể thao nhưng tấm huy chương bạc ở Paralympic có lẽ là đòn bẩy nghị lực lớn nhất với lực sĩ này.

Lê Văn Công làm nên lịch sử ở Paralympic Tokyo với HCB nội dung cử tạ

Trước khi giành tấm HCB cho đoàn thể thao Việt Nam tại Paralympic Tokyo 2021, lực sĩ Lê Văn Công đã phải trải qua vô số khó khăn và chấn thương, đến mức anh từng có ý định giải nghệ để làm nông dân.

Lê Văn Công giành HCB
Lê Văn Công giây phút nhận HCB ở nội dung cử tạ tại Paralympic Tokyo 2021

Lê Văn Công là VĐV đã xuất sắc làm nên lịch sử cho thể thao người khuyết tật (NKT) Việt Nam khi mang về tấm HCB hạng cân 49 kg tại Paralympic Rio 2016 với thành tích 183 kg, phá luôn kỷ lục thế giới (182kg). Với vị thế đó, việc anh giành HCB tại kỳ Thế vận hội lần này với 173 kg, bằng thành tích người đứng đầu là Omar Qarada nhưng xếp sau khi có số cân nặng hơn đối thủ chỉ 0,1kg, đã nhận được nhiều sự chú ý.

Tuy nhiên với cá nhân Lê Văn Công cũng như đoàn thể thao NKT nước nhà, thành tích lần này mà lực sĩ quê Hà Tĩnh giành được là ngoài sự mong đợi. “Năm 2018, tôi gặp chấn thương vai rất nặng do ngã cầu thang tại nhà. Lúc đó tôi đã có ý định giải nghệ nên hợp tác thuê đất, trồng bắp cùng một người bạn, thu hoạch được mấy vụ. Nhưng chỉ được một thời gian, máu đam mê thể thao trong người cứ sôi sục, làm tôi không thể bỏ được. Tôi tìm cách chạy chữa suốt 2 năm qua để trở lại thi đấu”, Lê Văn Công nhớ lại.

Chấn thương không làm chùn bước Lê Văn Công chạm vào tấm HCB

Lực sĩ sinh năm 1984 cho biết anh chỉ có đúng 5 tuần. Tính luôn thời gian ở Nhật Bản để chuẩn bị cho Paralympic lần này. Thậm chí đến lúc lên sàn, vai của anh vẫn còn khá đau. “Tôi phải chích thuốc tê để hạn chế chấn thương tái phát cùng những cơn đau vai. Trước đó, bác sĩ đã lên lịch mổ cho tôi để chữa dứt hẳn. Nhưng tôi không đồng ý, vì nếu mổ tôi sẽ bỏ kỳ Paralympic lần này. Thậm chí là chấm dứt sự nghiệp thể thao.

Tôi không hề cảm thấy tiếc khi mình chỉ giành HCB. Bởi ở nhà khi tập luyện tôi chỉ đẩy cao nhất được 160 kg. Mức tạ 173 kg tôi vừa hoàn thành đã vượt ngoài mong đợi. Thậm chí là không thể tăng thêm dù là 1 kg nữa. Tôi hạnh phúc và tự hào về tấm huy chương này của mình không kém gì tấm HCV tại Brazil 5 năm trước”, lực sĩ năm nay 37 tuổi chia sẻ.

Lê Văn Công
Lực sĩ cử tạ Lê Văn Công sau khi hoàn thành thi đấu ở Paralympic Tokyo 2021

Đánh giá về người giành tấm HCV, Omar Qarada, đối thủ mà chính Lê Văn Công đã từng vượt qua tại Pralympic Rio 2016, lực sĩ của Việt Nam cho rằng: “Đối thủ vẫn như vậy, không hề mạnh hơn, chỉ là mình đã yếu đi do chấn thương, tuổi tác và cả việc không được cọ xát, thi đấu suốt nhiều năm liền. Chưa kể ảnh hưởng của dịch khiến việc tập luyện của tôi thời gian qua rất hạn chế”.

Triển vọng cho thể thao Việt Nam sau thành tích của Lê Văn Công

Lê Văn Công được xem là VĐV tài năng bậc nhất của thể thao người khuyết tật Việt Nam. Mắc chứng teo cơ và bị liệt hai chân bẩm sinh. Nhưng chàng trai người Hà Tĩnh vẫn tự đi lên bằng ý chí của bản thân. Bên cạnh sự nghiệp VĐV, Văn Công còn là ông chủ cửa hàng điện tử lành nghề. Trụ cột của gia đình (có vợ và hai con). Lực sĩ 37 tuổi này từng kinh doanh bất động sản, thời trang. Và mới nhất là hợp tác trồng bắp.

Lê Văn Công làm nhiều người nể phục khi từng gửi 2000 trái bắp “Nữ hoàng đỏ”. Do mình trồng được, tổng giá trị 50 triệu đồng. Cho các VĐV thể thao Người khuyết tật tại Đà Nẵng để đồng hành cùng các đồng nghiệp chống dịch. Cuối năm ngoái, anh còn công khai bán đấu giá HCV thế giới. Mà mình đoạt được năm 2016 với giá 125 triệu đồng và trao toàn bộ số tiền này; giúp cô nữ sinh bị ung thư gan gần nhà chữa trị bệnh.

Những hành động ý nghĩa này của Lê Văn Công khi chính gia đình anh hiện tại cũng ở hoàn cảnh khó khăn do mọi công việc làm ăn đều đổ vỡ vì dịch, chỉ sống bằng tiền trợ cấp của VĐV càng cho thấy tấm lòng đáng quý của lực sĩ này. Từ đó mà anh cũng có thêm nhiều động lực và nghị lực hơn trong cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *