Top 3 bộ phim điện ảnh kinh dị được nhiều đánh giá và mong chờ nhất

Phim điện ảnh kinh dị hẳn không còn là cái gì đó xa lạ và đáng sợ đối với những người đam mê màn ảnh rộng. Thậm chí có nhiều người còn luôn ngóng chờ những bộ phim theo thể loại này ra rạp để mua vé đi xem. Thế nhưng chúng ta vẫn thường xem dòng phim kinh dị của các nước như Mỹ, Thái Lan hay Nhật Bản. Vậy bạn đã bao giờ nghe đến và xem những bộ phim chủ đề này của Iran chưa? Bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 3 bộ phim điện ảnh kinh dị hay nhất của Iran nhé.

Phim điện ảnh kinh dị Under the shadow của Iran

Bối cảnh phim là chiến tranh Iran – Iraq

“Bóng ma trong gió”, “Cô gái về nhà một mình ban đêm”. Hay mới đây nhất là “Đêm trói buộc” đã đưa điện ảnh Iran sang một kỷ nguyên mới. Với những tác phẩm rùng rợn. Tạo cảm giác mạnh nhưng được đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật.

Ra mắt năm 2016, “Bóng ma trong gió” được coi là tác phẩm nổi bật. Cho trào lưu làm phim kinh dị tới từ Iran. Quốc gia Trung Đông vốn nổi tiếng với những bộ phim tâm lý gia đình. “Bóng ma trong gió” hợp tác giữa Anh và Iran. Là phim đầu tay của Babak Anvari. Đạo diễn người Iran từng theo học điện ảnh tại Anh.

Câu chuyện lấy bối cảnh ở thủ đô Tehran năm 1988. Vào thời điểm chiến tranh Iran – Iraq đến hồi kết. Khi người chồng phải ra chiến trường. Người phụ nữ tên Shideh ở nhà với con gái. Sau một trận không kích, những hiện tượng siêu nhiên bắt đầu xảy ra ở khu dân cư quanh nhà cô. Hai mẹ con Shideh vừa phải bảo vệ nhau trước những trận ném bom. Vừa đối mặt các thế lực vô hình bủa vây họ.

Phim điện ảnh kinh dị Under the shadow của Iran
Phim Under the shadow đã dành được sự đánh giá cao của khán giả

Phim có nhiều yếu tố siêu nhiên

Yếu tố siêu nhiên len lỏi vào mạch phim trong các câu chuyện dân gian về Djinn. Lũ quỷ sinh ra từ ngọn lửa chiến tranh. Và di chuyển theo những cơn gió ở vùng Trung Đông. Phim gây ám ảnh với các yếu tố kinh dị được kể một cách từ tốn. Nhưng càng về sau càng trở nên cao trào và bùng nổ ở cuối phim. Các thông điệp xã hội của Iran được lồng vào “Bóng ma trong gió”. Khiến tác phẩm mang tầm vóc nghệ thuật cao. Khi ra mắt tại Liên hoan Sundance, Under the Shadow nhận nhiều lời khen. Từ các nhà phê bình với số điểm 98% trên trang Rotten Tomatoes.

Không chỉ đối mặt với hiểm họa rải bom. Họ còn phải chạm trán những bóng ma vô hình mang tên Djinn. Năm năm sống trong tâm chiến tranh đã cho Babak Anvari những ký ức. Những câu chuyện về con người. Về nỗi sợ và để rồi trở thành nguồn cảm hứng cho ông. Hãy thử tưởng tượng bạn sống giữa trung tâm của cuộc chiến. Vừa sợ không biết bom sẽ rơi vào nhà lúc nào. Vừa phải trốn tránh những bóng ma lởn vởn xung quanh. Vừa phải đối mặt với khủng hoảng của bản thân và cả một đứa con gái bướng bỉnh.

Phim điện ảnh kinh dị Cô gái về nhà một mình ban đêm của Iran

Mượn văn hóa phương Tây để kể câu chuyện về dân tộc. Xã hội hiện đại ở Trung Đông, “Cô gái về nhà một mình ban đêm” của nữ đạo diễn Ana Lily Amirpour được giới phê bình đánh giá là một trong những phim độc lập xuất sắc của năm 2015. Có chủ đề về ma cà rồng, tác phẩm có những cảnh quay ma mị vừa tạo cảm giác sợ hãi, vừa mê hoặc khán giả bằng chính sự cô đơn như thể đó là nơi tận cùng thế giới, nơi con người tách xa khỏi thế giới hiện đại bên ngoài.

Phim điện ảnh kinh dị Cô gái về nhà một mình ban đêm của Iran
Phim điện ảnh kinh dị Cô gái về nhà một mình ban đêm

Bối cảnh phim là thành phố giả tưởng Bad City – một nơi buồn bã, rời rạc, vô hồn. Một thành phố coi việc thấy xác người vào ban ngày là điều gì đó bình thường, chỉ việc lôi cái xác đấy và vứt vào một hố chôn tập thể. Cả thành phố có cảm giác bị đè nặng bởi một bóng hình bí ẩn ban đêm.

“Cô gái về nhà một mình ban đêm” là bộ phim ma cà rồng đầu tiên của Iran do một đạo diễn Mỹ gốc Iran thực hiện. Phim đã giành ba đề cử tại giải “Tinh thần độc lập” (Film Independent Spirit Awards), bao gồm “Đạo diễn xuất sắc nhất”, “Phim đầu tay hay nhất” và “Quay phim đẹp nhất”.

Phim điện ảnh kinh dị Đêm trói buộc được ra mắt hè này

Nội dung phim hấp dẫn

Tiếp nối xu thế phim kinh dị của điện ảnh Iran là tác phẩm Đêm trói buộc sắp ra mắt khán giả Việt Nam vào đầu tháng 5. Phim lấy bối cảnh ở Los Angeles (Mỹ), xoay quanh một cặp vợ chồng người Iran sau khi rời bữa tiệc ở nhà bạn đã nghỉ tại một khách sạn neo người. Tại đây, đôi vợ chồng và đứa con gái nhỏ bị một thế lực tâm linh nhốt lại bên trong, không thể thoát ra ngoài và chứng kiến hàng loạt hiện tượng kỳ lạ trong đêm. Song song với đó, đôi vợ chồng phải đối mặt với những bí mật trong cuộc hôn nhân mà cả hai đang chôn giấu người bạn đời.

Phim điện ảnh kinh dị Đêm trói buộc được ra mắt hè này
Poster phim Đêm trói buộc được ra mắt hè này

Trong trailer của phim, người xem được chứng kiến những hình ảnh gây tò mò khi đôi vợ chồng nhân vật chính và cô con gái nhỏ bị kẹt lại trong một khách sạn vắng lặng giữa đêm khuya. Những hiện tượng bí hiểm được tiết lộ trong trailer này gợi nhớ tới tinh thần của bộ phim kinh dị kinh điển “The Shining” của đạo diễn Stanley Kubrick, với diễn xuất của tài tử gạo cội Jack Nicholson. Poster phim với hình ảnh khách sạn cũ kỹ nguy nga nhưng chỉ có một căn phòng sáng đèn cũng khơi gợi trí tưởng tượng của người xem.

Phim điện ảnh này được đánh giá cao

Được bấm máy ở Mỹ, Đêm trói buộc mới đây đã nhận được giấy phép phát hành tại rạp ở Iran và trở thành bộ phim đầu tiên do Mỹ sản xuất làm được điều này kể từ sau cuộc cách mạng Iran. Sự kiện này đã được tờ Deadline gọi là “một chuẩn mực lịch sử”. Đêm trói buộc công chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Quốc tế Santa Barbara vào tháng 1 nhận được sự hoan nghênh từ phía khán giả và giới phê bình.

Phim đã được sản xuất tại Mỹ vào năm 2018, khi sắc lệnh trừng phạt Iran của cựu Tổng thống Donald Trump bắt đầu thực thi một cách mạnh mẽ, lựa chọn dàn diễn viên và phi hành đoàn đa dạng để tạo thành một nhóm những người nhập cư hà khắc chủ yếu là công dân hợp pháp/người có thẻ xanh hoặc người Mỹ gốc Iran sinh ra tại Mỹ. Tất cả những người đứng đầu bộ phận sản xuất đều là người Iran hoặc gốc Iran. Hiện phim đang được 81% đánh giá tích cực trên chuyên trang điện ảnh Rotten Tomatoes.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *